Site icon SHBET Casino | Nhà Cái SHBET.COM Đăng Ký +188k

Những lưu ý về an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường và phòng, chống dịch bệnh sau lũ, lụt

Những lưu ý về an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường và phòng, chống dịch bệnh sau lũ, lụt - Ảnh 1.

Miền Bắc vừa trải qua cơn bão số 3 (Yagi) với mưa lớn kèm theo nước dâng cao, khiến nhiều nơi bị ngập lụt nghiêm trọng. Mưa bão, lũ, lụt cũng gây ô nhiễm môi trường sống và nguồn nước, khiến nguy cơ phát sinh dịch bệnh và ngộ độc thực phẩm rất cao.

An toàn thực phẩm

Khi có mưa bão, lũ lụt, việc ăn uống, sinh hoạt của người dân bị ảnh hưởng rất lớn, đặc biệt ở nơi điều kiện sống còn nhiều khó khăn. Lũ lụt, ngập úng kéo dài và các thay đổi bất thường về thời tiết là những điều kiện thuận lợi cho vi sinh vật phát triển, gây tình trạng ô nhiễm thực phẩm như ôi, thiu, mốc và sinh độc tố. Nước lũ có thể bị ô nhiễm bởi các vi sinh vật có hại, xác động vật chết, chất thải nông nghiệp, công nghiệp và một số chất khác có thể gây bệnh. Bất kỳ thực phẩm, bao bì, bề mặt và dụng cụ nấu ăn nào tiếp xúc với nước lũ đều có thể bị ô nhiễm và không an toàn. Nguồn cung cấp nước cũng có thể không an toàn. Cũng có thể xảy ra tình trạng mất điện khi lũ lụt, điều này ảnh hưởng đến việc làm lạnh, bảo quản và nấu ăn thực phẩm.

Do đó, công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm là vô cùng quan trọng.

Người dân cần ăn uống đủ dinh dưỡng, ăn chín, uống sôi, đảm bảo an toàn để phòng chống bệnh đường tiêu hóa, ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm.

– 5 nguyên tắc bảo đảm an toàn thực phẩm sau lũ, lụt: Để đảm bảo thực phẩm an toàn khi ăn, thực phẩm không bị nhiễm bẩn (tức là không tiếp xúc với nước lũ) và được bảo quản ở nhiệt độ an toàn, đặc biệt là đối với thực phẩm cần giữ lạnh.

Chỉ thực phẩm trong lọ hoặc hộp kim loại kín, chưa mở, không bị hư hỏng, chống nước, kín khí mới được coi là an toàn sau khi đã được vệ sinh và khử trùng trước khi sử dụng.

Nên vứt bỏ bất kỳ thực phẩm nào có thể không an toàn do đã tiếp xúc với nước lũ. Nước lũ bị ô nhiễm có thể đã xâm nhập vào thực phẩm, bao bì và thiết bị lưu trữ. Không nếm hoặc nấu thực phẩm bị ảnh hưởng bởi lũ lụt – ngay cả thực phẩm trông hoặc có mùi an toàn cũng tiềm ẩn nguy hiểm.

Cần đảm bảo tất cả những thứ dùng để bảo quản, nấu và ăn thực phẩm đều an toàn trước khi sử dụng lại. Việc vệ sinh, khử trùng đúng cách tất cả các bề mặt và thiết bị đã tiếp xúc với nước lũ là rất quan trọng.

Khi cần xử lý nước bằng clo hoặc iốt – hãy làm theo hướng dẫn trên chai hoặc gói. Cố gắng ăn chín uống sôi trong điều kiện cho phép và nếu được thì nấu ăn gọn từng bữa, không để thức ăn lưu cữu. Rửa sạch tay trước và trong quá trình chế biến đồ ăn, sau khi đi vệ sinh. Sử dụng nước rửa tay khô nếu không có nước sạch và xà phòng.

Vệ sinh môi trường

Bão, lũ đi qua thường để lại nhiều rác thải, bùn đất, xác động vật chết, khiến môi trường trở nên ô nhiễm. Việc vệ sinh môi trường sau bão là vô cùng quan trọng để bảo vệ sức khỏe cộng đồng và phòng ngừa dịch bệnh. Dưới đây là một số lưu ý cần ghi nhớ:

– Dọn dẹp rác thải, vệ sinh môi trường xung quanh nhà cửa: Thu gom rác thải sinh hoạt, cành cây gãy, ngói vỡ… và xử lý đúng quy định; thu gom, xử lý và chôn xác xúc vật theo hướng dẫn của nhân viên y tế; vệ sinh cống rãnh, khơi thông hệ thống thoát nước để tránh ngập úng; rửa sạch bùn đất bám trên nền nhà, sân vườn và đồ đạc trong nhà; khử trùng nhà cửa bằng dung dịch khử khuẩn…

– Tham gia dọn dẹp vệ sinh chung khu phố, xóm làng: Hợp tác với các hộ dân khác trong khu phố, xóm làng để dọn dẹp vệ sinh chung; tham gia các hoạt động vệ sinh môi trường do chính quyền địa phương tổ chức; vệ sinh các tuyến đường, ngõ hẻm, kênh rạch…; nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, không xả rác thải bừa bãi.

– Sử dụng các trang thiết bị bảo hộ lao động khi tham gia dọn dẹp vệ sinh môi trường như: găng tay, khẩu trang, ủng…; thận trọng khi di chuyển trong khu vực có nguy cơ sạt lở đất, ngập nước; tuân thủ theo hướng dẫn của chính quyền địa phương trong quá trình vệ sinh môi trường. Vệ sinh môi trường sau bão là trách nhiệm chung của mỗi cá nhân và cộng đồng.

– Thực hiện nguyên tắc nước rút đến đâu làm vệ sinh đến đấy.

Phòng, chống dịch bệnh

Môi trường sống bị ô nhiễm sau bão, lụt là điều kiện thuận lợi cho các tác nhân gây bệnh phát triển. Do đó, việc phòng, chống dịch bệnh sau bão, lụt là vô cùng quan trọng để bảo vệ sức khỏe bản thân và cộng đồng. Dưới đây là một số biện pháp phòng chống dịch bệnh hiệu quả:

– Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước sạch: Rửa tay là biện pháp đơn giản nhưng hiệu quả nhất để phòng chống dịch bệnh; nên rửa tay thường xuyên, đặc biệt là trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh, sau khi tiếp xúc với người bệnh hoặc nghi bị bệnh, sau khi tham gia dọn dẹp vệ sinh môi trường…; rửa tay bằng xà phòng và nước sạch trong ít nhất 20 giây; nếu không có xà phòng và nước sạch, bạn có thể sử dụng dung dịch sát khuẩn tay.

– Sử dụng khẩu trang khi đi ra ngoài: Khẩu trang giúp che chắn đường hô hấp, ngăn ngừa sự xâm nhập của các tác nhân gây bệnh; nên sử dụng khẩu trang y tế hoặc khẩu trang vải dày 3 lớp khi đi ra ngoài, đặc biệt là đến những nơi đông người; thay khẩu trang thường xuyên, sau mỗi 4-6 tiếng sử dụng hoặc khi khẩu trang bị bẩn, ẩm ướt.

– Ăn uống hợp vệ sinh: Ăn chín, uống sôi là nguyên tắc cơ bản để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm; nên rửa sạch tay trước khi chế biến thực phẩm; nấu chín thức ăn trước khi ăn; bảo quản thực phẩm đúng cách, tránh để thực phẩm bị ôi thiu, nhiễm khuẩn; uống nước đun sôi hoặc nước đóng chai; không ăn thức ăn không rõ nguồn gốc xuất xứ.

– Vệ sinh nhà cửa: Giữ nhà cửa, nơi ở thông thoáng, sạch sẽ; vệ sinh thường xuyên các vật dụng trong nhà, đặc biệt là các bề mặt thường xuyên tiếp xúc với tay như tay nắm cửa, công tắc điện,…; thu gom rác thải, xử lý rác thải đúng nơi quy định; khử trùng nhà cửa bằng dung dịch khử khuẩn.

– Tuân thủ theo hướng dẫn của chính quyền địa phương và cơ quan y tế về công tác phòng chống dịch bệnh sau bão, lụt; báo cáo ngay cho cơ quan chức năng nếu phát hiện nay trường hợp nghi ngờ mắc bệnh; tham gia tiêm phòng đầy đủ các loại vaccine theo khuyến cáo của Bộ Y tế.

Khi có dấu hiệu nghi ngờ nhiễm bệnh, cần đến khám và điều trị tại các cơ sở y tế gần nhất.

Exit mobile version
Chuyển đến thanh công cụ