Site icon SHBET Casino | Nhà Cái SHBET.COM Đăng Ký +188k

Người quan sát: Nỗi buồn nền bóng đá

Người quan sát: Nỗi buồn nền bóng đá - Ảnh 1.

Cố HLV Alfred Riedl từng phát biểu câu để đời: “Bóng đá Việt Nam xây nhà từ nóc”. Đại ý cựu HLV trưởng người Áo muốn đề cập đến việc chúng ta chỉ quen gặt hái thành tích ở cấp độ ĐTQG, chỉ tập trung xây dựng và đòi hỏi thành quả tức thời cấp độ đội tuyển, mà quên chăm sóc cái nền móng, cái gốc.

Câu nói này sau hơn 20 năm vẫn đúng. Đúng là bóng đá Việt Nam vẫn dành nhiều sự ưu tiên cho thành tích ở các cấp độ ĐTQG. Dễ hiểu, bởi nó liên quan đến nguồn tài trợ và cả sự đảm bảo cho những chiếc ghế.

Thể thao & Văn hóa đã nhiều lần đề cập, rằng hệ thống đào tạo trẻ, nền móng của bóng đá Việt Nam đã gặp vấn đề từ nhiều năm nay. Án kỷ luật dành cho U11 SLNA vì gian lận tuổi mới đây, tuy chỉ là bề nổi của tảng băng, nhưng là nỗi xấu hổ lớn với không chỉ bóng đá xứ Nghệ, mà với cả nền bóng đá.

Vấn nạn gian lận tuổi đâu chỉ có mỗi SLNA?! Ngoài ra, công tác tuyển chọn đầu vào thấp, quá trình đào tạo nhiều bất cập, với chế độ dinh dưỡng không đảm bảo và thiếu tính sư phạm, dẫn đến chất lượng đầu ra không tốt là đương nhiên.

Một phân xưởng đào tạo cỡ lớn, thậm chí là lớn nhất Việt Nam từ 30 năm qua như SLNA, mà lứa cầu thủ 21-24 tuổi của họ đá đội 1 mùa vừa rồi, đến phút thi đấu thứ 70 đã bị căng cơ.

Biểu hiện này không chỉ ở trận chung kết ngược với Khánh Hòa trên sân Vinh, mà rất nhiều các trận đấu khác, khiến SLNA lần đầu tiên hiếm hoi trong lịch sử, phải đợi đến vòng áp chót mới biết đích xác trụ hạng thành công. Đa thì khó tinh, song với lò SLNA còn xuất hiện các biểu hiện thiếu tích cực khác, từ thầy cho đến các cầu thủ trẻ, và án kỷ luật vừa rồi vẫn bị cho hơi nhẹ.

Tình huống vào bóng bằng gầm giầy của cầu thủ trẻ U15 PVF nhằm vào đối thủ Thể Công Viettel ở trận bán kết 2 U15 toàn quốc 2024 vừa rồi, trở nên bất thường và khó tha thứ, bởi tuổi đời và tuổi nghề của cầu thủ còn quá trẻ: Lứa tuổi học sinh.

Một phần đến từ tính khí của đứa trẻ, song cơ bản vẫn là công tác giáo dục, huấn luyện của người lớn, của các thầy. Điều đáng nói ngay sau pha bóng diễn ra, toàn bộ BHL của U15 Thể Công Viettel đã phi thẳng vào sân như thể muốn ăn tươi nuốt sống cầu thủ trẻ bên PVF, đồng thời gây sức ép với trọng tài.

Những hình ảnh rất xấu được truyền đi và nó cho thấy một phần bản chất của đào tạo trẻ Việt Nam: Đáng báo động về mặt đạo đức sân cỏ. Thượng bất chính thì hạ tất loạn, thầy nào trò nấy, xã hội nào thì bóng đá nấy.

Năm ngoái, HLV Ngô Quang Trường từng bạt tai học trò trẻ vì hành vi ăn mừng bàn thắng quá khích nhằm vào BHL đối phương. Nhiều người lên án cựu đội trưởng SLNA, nhưng ngẫm lại, đó là điều tốt. Tốt cho sự nghiệp của học trò. Trẻ em như búp trên cành, như trang giấy trắng, chúng ta điểm vào thứ gì sẽ hiện lên thứ ấy.

Trong nhiều năm gần đây, mối quan hệ giữa HLV đào tạo trẻ các Trung tâm hay Học viện, với Hội phụ huynh, khăng khít một cách không cần thiết, cũng là nguồn cơn dẫn đến những thói hư tật xấu của cầu thủ trẻ. Chúng quá được nuông chiều. Mà sự nuông chiều thái quá sẽ rất dễ sinh ra những thói hư tật xấu.

Sau tình huống bị thẻ đỏ trực tiếp, về lý, cầu thủ trẻ của U15 PVF sẽ được đưa vào “khu cách ly”, để tự suy ngẫm lại hành vi của mình, nhưng dường như ngay lập tức phụ huynh từ trên khán đài đã xuống tận đường piste để đưa con cưng của mình lên khu vực của Hội phụ huynh. Chúng ta suy nghĩ gì về cách giáo dục và đào tạo như thế? Chăm từ cái gốc, gốc và thân tốt, tự nhiên cái ngọn sẽ tốt. Sẽ mất thêm nhiều thế hệ cầu thủ nữa, với phướng pháp làm và chiến lược khác đi, mới mong bóng đá Việt Nam một ngày trở lại. Bằng không…

Exit mobile version
Chuyển đến thanh công cụ